Khói Thuốc: Mối Nguy Hiểm Tới Môi Trường

dancingshop8

Thành Viên
Tham gia
28/8/24
Bài viết
47
Reaction score
0
Theo WHO, ngành công nghiệp thuốc lá đã góp phần gây ra tình trạng suy thoái rừng trên diện rộng, làm chuyển mục đích sử dụng của tài nguyên đất và nước khỏi sản xuất lương thực - đặc biệt ở các nước nghèo, thải ra chất thải nhựa, hóa chất và hàng triệu tấn carbon dioxide gây ô nhiễm. Trung bình mỗi năm, thế giới có khoảng 3,5 triệu ha đất bị phá để trồng thuốc lá, nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, thuốc lá là loài cây rất ưa nước nên thường được trồng ở nơi có nguồn nước tưới dồi dào như vùng trũng, gần ao, hồ, sông, suối... tuy nhiên, loài cây này thường làm thoái hóa đất trồng, cạn kiệt chất dinh dưỡng và độ phì nhiêu của đất, khiến đất bạc màu, cằn cỗi, dẫn đến hiện tượng xói mòn vào mùa mưa. Thực tế từ những người trực tiếp trồng cho biết, họ chỉ trồng thuốc lá trên một mảnh đất được khoảng 3 - 4 vụ, sau đó dễ cây sẽ bị sâu bệnh, còi cọc do thiếu chất dinh dưỡng từ đất. Dù được bón phân hay chăm sóc tích cực cũng chỉ cầm cự một thời gian, bởi càng trồng thì đất càng bị thoái hóa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất thuốc lá cũng giải phóng độc tố vào không khí và đất, đồng thời, tạo ra lượng chất thải rất lớn, trong đó ngoài những chất hữu cơ thông thường như bụi than, giấy vụn... còn nhiều chất độc khác dính trong bụi thuốc và môi trường không khí tại nơi sản xuất cũng như khu vực lân cận, bao gồm chất dầu, chất dẻo, amoniac, etylen, glycol, nicotin... khiến đất bị suy thoái do ô nhiễm công nghiệp, không thích hợp để trồng trọt.
https://dancingjuices.com/review-voopoo-argus-e40-thiet-ke-cung-cap/
WHO cũng ước tính, hàng năm có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá và cần tới 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá. Trung bình một lò sấy cần hơn 33.600 m3 củi để sấy khô 3.000 ha cây thuốc lá - con số khiến bất cứ ai cũng phải giật mình trước mức độ “phá rừng” của cây thuốc lá. Hơn nữa, củi sấy thuốc lá phải đảm bảo các tiêu chí: Độ lớn, độ chắc, đốt đượm lửa và tiêu hao ít mới “trụ” nổi thời gian từ 6 - 7 ngày để cho ra sản phẩm thuốc lá có màu vàng đẹp mắt. Điều này có nghĩa, củi rừng luôn là lựa chọn số 1, dẫn đến tình trạng khai thác rừng một cách tận thu, bừa bãi… Ngoài ra, tàn thuốc lá có thể là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng, là thảm họa cho con người và môi trường sinh thái của các loài sinh vật.

Trung bình mỗi năm, con người sử dụng khoảng 22 tỷ tấn nước để sản xuất, chế biến thuốc lá; một người hút thuốc có thể thải ra môi trường tới 4.500 tỷ đầu lọc và tàn thuốc (tương đương 766.571 tấn). Lượng rác thải này thường phơi nhiễm trong môi trường, trên đường phố, lối đi bộ và khu vực công cộng, một phần theo nước mưa trôi ra cống và cuối cùng làm ô nhiễm sông hồ, bờ biển, đại dương. Không những thế, các vật liệu trong bộ lọc thuốc lá lá mối nguy hiểm đối với nhiều loài động vật thủy sinh, bởi nhựa được sử dụng trong các bộ lọc phải mất ít nhất cả thập kỷ để phân hủy, trong khi đó, một số loài cá và rùa thường nhầm lẫn tàn thuốc là thức ăn của chúng, dẫn đến sự tích tụ, làm tắc nghẽn đường tiêu hóa của các loài động vật này, thậm chí là chết do không thể tiêu thụ được thức ăn.
Untitled-1-12-600x360.jpg

Ở khía cạnh khác, các nghiên cứu khoa học của WHO cho thấy, việc người dân sử dụng thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm từ 3.000 - 6.000 tấn formaldehyde (chất có khả năng gây ung thư); khoảng 12.000 - 47.000 tấn nicotine (chất làm tăng huyết áp, nhịp tim ở người, có thể gây ra khả năng xơ vữa) và 300 - 600 triệu kg chất thải độc hại từ các mẩu thuốc lá, đây được xem là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng. Một nghiên cứu cho thấy, ngành công nghiệp thuốc lá cùng với cháy rừng thải ra môi trường 84 triệu tấn khí CO2 hàng năm (cao gấp 10 lần so với các loại nhiên liệu khác và tương đương với 20% lượng CO2 mà ngành hàng không thương mại thải ra mỗi năm), góp phần làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu, gây hiệu ứng nhà kính cho Trái đất. Mặt khác, khi hút thuốc, khói thuốc sản xuất ra nhiều hạt muội - Yếu tố gây ô nhiễm không khí mạnh hơn cả khói diesel. Được biết, kượng chất độc tạo ra khi hút 3 điếu thuốc cao gấp 10 lần so với lượng chất độc do một chiếc xe hơi thải ra (nồng độ hạt muội đo được trong không khí sau khi động cơ chạy 1 giờ đầu tiên là ** ug/m3, trong khi đó, nồng độ này trong những điếu thuốc lá ở cùng thời gian là 830 ug/m3). Một điểm đáng chú ý là khi hoạt động với công suất lớn nhất, lượng hạt muội mà động cơ diesel thải ra tại garage chỉ lớn gấp đôi so với nồng độ đo được ngoài trời, nhưng nồng độ hạt muội từ khói thuốc lại cao gấp 15 lần so với nồng độ bên ngoài.

Trong một thí nghiệm tương tự, các nhà khoa học nhận thấy, lượng chất độc hại trong không khí ở 1 phòng hút thuốc lá nhiều gấp 120 lần so với 1 phòng cấm hút thuốc. Mức độ ô nhiễm này cũng tương đương với mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Bắc Kinh hay London. Như vậy có thể thấy, những người sống chung với người nghiện thuốc lá phải tiếp xúc với các phần tử gây ô nhiễm cao hơn gấp nhiều lần so với những hộ gia đình không có người hút thuốc lá (Hàm lượng khí CO trong không khí tại nhà ở những gia đình có người hút thuốc cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép; hàm lượng nicotine trong không khí tại nhà khá cao, trung bình 0,687 mg/m3).
 

Cài Đặt Win Và Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Top Bottom